Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2012

Từ 1/10, không tiếp nhận hồ sơ trình Chính phủ thiếu file điện tử; quy định mới về tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư; tăng bậc lương với người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề làm việc trong doanh nghiệp;… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2012.

3 loại giấy phép xây dựng – Ảnh minh họa

 Từ 1/10, không tiếp nhận hồ sơ trình Chính phủ thiếu file điện tử

Theo chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/10/2012, Văn phòng Chính phủ không
tiếp nhận và xử lý những hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải
quyết công việc nhưng không đính kèm file điện tử.

Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các Tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty 91 thực
hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8665/VPCP-HC.

3 loại giấy phép xây dựng

Theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP
về cấp giấy phép xây dựng có hiệu lực từ 20/10/2012, giấy phép xây dựng
bao gồm 3 loại: Xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời công trình.

Đối
với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có
thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối
với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2
giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có)
và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.

Nghị
định nêu rõ, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải
có giấy phép xây dựng, trừ một số trường hợp như: xây dựng công trình
bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ
thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định
của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng theo
tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt…

Quy định mới về tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư

Tại Thông tư 30/2012/TT-BGDĐT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày
17/7/2009 quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt
tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, một nội
dung đáng chú ý là
bỏ điều
kiện: Ứng viên được xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư phải thành
thạo 1 trong 5 ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung. 

Bộ
Giáo dục và Đào tạo cho biết, điều này không có nghĩa là bỏ quy định
về ngoại ngữ trong việc xét tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, mà là không
còn bó buộc các ứng viên phải thông thạo 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Đức,
Pháp, Nga, Trung.

Như
vậy, quy định về điều kiện ngoại ngữ là ứng viên phải sử dụng thành
thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được
bằng tiếng Anh.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2012.

Huy động tài trợ không là điều kiện cung cấp dịch vụ giáo dục

Tại Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT quy
định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục không coi huy
động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không
quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ.

Bên
cạnh đó, các nhà tài trợ cũng không được gắn điều kiện ràng buộc việc
tài trợ với việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi
ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục.

Các quy định trên sẽ chính thức được thực hiện từ ngày 25/10/2012.

Bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán

Nghị định
62/2012/NĐ-CP quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an
toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ có hiệu lực từ ngày
10/10/2012.

Theo
đó, một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một
trong các hành vi sau: Mua bán người (coi người như một loại hàng hóa
để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác); chuyển giao hoặc
tiếp nhận người để: Ép buộc bán dâm; ép buộc làm đối tượng sản xuất
băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội
dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm; ép buộc biểu diễn cho
người khác xem thân thể mình với mục đích kích dục; làm nô nệ tình dục;
cưỡng bức lao động; lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp; ép
buộc đi ăn xin; ép buộc làm vợ hoặc chồng; ép buộc đẻ con trái ý muốn
của họ; ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; vì mục đích vô
nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các
hành vi quy định nêu trên hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Tùy
từng trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế, cơ quan có trách nhiệm
bảo vệ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ để bảo đảm an
toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ như:
Bố
trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, đi lại của
người được bảo vệ, tại phiên tòa và những nơi cần thiết khác;
Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ; Bố trí nơi ở, nơi làm việc, học tập mới cho người được bảo vệ…

Tăng bậc lương với người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề làm việc trong doanh nghiệp

Theo Thông tư 20/2012/TT-BLĐTBXH sửa đổi một số điều khoản của Thông tư 25/2011/TT-BLĐTBXH
ngày 26/9/2011 hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng
nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong các doanh nghiệp,
người
tốt nghiệp cao đẳng nghề làm công việc của chức danh nhân viên văn thư
thì xếp vào bậc 3 (quy định cũ là bậc 2) của chức danh nhân viên văn
thư; làm công việc của chức danh của nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 4
(quy định cũ là bậc 3) của chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương
nhân viên thừa hành phục vụ.

Người
tốt nghiệp cao đẳng nghề làm công việc của công nhân, nhân viên trực
tiếp sản xuất kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành cơ khí, điện, điện
tử – tin học; xây dựng cơ bản, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ
bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí thì xếp vào
bậc 4 của thang lương 6 hoặc 7 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.
Nếu là tốt nghiệp trung cấp nghề thì xếp vào bậc 3 của thang lương 6
hoặc 7 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.

Đối
với người tốt nghiệp trung cấp nghề làm công việc của chức danh nhân
viên văn thư thì xếp vào bậc 2 (Quy định cũ là bậc 1) của chức danh nhân
viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp
vào bậc 3(Quy định cũ là bậc 2) của chức danh nhân viên phục vụ theo
bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.

Bên
cạnh đó, đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề làm công việc của
công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành,
nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử-tin học; xây dựng cơ bản; luyện kim,
hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ
hầm lò và dầu khí thì xếp vào bậc 3 trong thang lương 7 bậc hoặc thang
lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng. Làm công việc của công
nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm
ngành còn lại thì xếp vào bậc 3 (quy định cũ là bậc 2) trong thang
lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2012.

Không cải tạo xe loại khác thành ô tô chở khách

Đó
là quy định được Bộ Giao thông vận tải đưa ra tại Thông tư
29/2012/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ.

Thông
tư trên quy định việc không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô
tô chở khách (ô tô chở người); không được cải tạo thay đổi mục đích sử
dụng đối với xe cơ giới đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, ô tô
chuyên dùng nhập khẩu trong thời gian 5 năm và ô tô tải đông lạnh nhập
khẩu trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp biển số đăng ký; không được
cải tạo ô tô chở người thành ô tô tải các loại, trừ trường hợp cải tạo ô
tô chở người từ 16 chỗ trở xuống thành ô tô tải VAN…

Ngoài
ra, mỗi xe cơ giới trong suốt quá trình sử dụng chỉ được cải tạo, thay
đổi một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc khung và không quá 3
trong 6 hệ thống, tổng thành: 1- Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số,
trục các đăng và truyền lực chính); 2- Hệ thống chuyển động (bánh xe,
cầu bị động); 3- Hệ thống treo; 4- Hệ thống phanh; 5- Hệ thống lái; 6-
Buồng lái, thân xe hoặc thùng hàng.

Bộ
Giao thông vận tải nhấn mạnh, việc thi công cải tạo phải thực hiện tại
cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh ngành nghề cải tạo xe cơ giới và
phải được nghiệm thu và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ
thuật.

Quy định trên được áp dụng từ ngày 1/10/2012.


Theo Chính phủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *