Bộ trưởng cho biết:
Năm 2012 tình hình kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng vẫn còn diễn biến
phức tạp; nền kinh tế vĩ mô trong nước gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi
ro; nhiều doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất, đặc biệt là các DN hoạt động
trong các lĩnh vực của ngành XD. Nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, trong 6 tháng
đầu năm 2012, ngành XD đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn và đạt đươc những
kết quả khả quan, với giá trị sản xuất xây dựng của toàn ngành (theo giá hiện hành)
đạt hơn 283,3 nghìn tỷ đồng, bằng 105,2% so với cùng kỳ năm 2011; tỷ lệ phủ kín
quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%; tổng diện tích nhà ở đạt khoảng 30
triệu m2 sàn, trong đó tại ĐT khoảng 14 triệu m2..
Trong 6 tháng đầu
năm, ngành XD đã tiếp tục XD, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng
đồng bộ, tạo ra những đột phá trong việc huy động các nguồn lực tham gia đầu tư
XD và nâng cao hiệu lực, hiểu quả công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
của ngành, đặc biệt là lĩnh vực phát triển đô thị, phát triển nhà ở và hoạt động
kinh doanh BĐS. Bộ Xây dựng đã hoàn thành, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
dự thảo 06 Nghị định, 02 Quyết đinh, 1 Đề án…; 01 Nghị định, 04 Quyết định trình
trong năm 2011 đã được ban hành. Bộ cũng đã ban hành theo thẩm quyền 02 thông tư,
05 quyết định về công bố, ban hành kế hoạch rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính
thuộc chức năng quản lý của Bộ Xây dựng.
Tập trung phát
triển QH, ĐT
Trong 6 tháng đầu
năm, Bộ Xây dựng đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý kiến
trúc, quy hoạch (QH), tập trung hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh
Định hướng kiến trúc Việt Nam đến năm 2030; chuẩn bị cho dự thảo Luật Kiến trúc,
nghiên cứu sự cần thiết xây dựng Luật Kiến trúc sư…; đảm bảo cho QH phải đi trước
một bước, đặt biệt là QH vùng, QH ĐT.
Đặc biệt, tháng 5/2012
Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý ĐTPT ĐT. Bộ trưởng
cho biết, đây sẽ là “cái gậy” nâng cao chất lượng ĐT và hiệu quả trong quản lý
ĐT, giải quyết được những khó khăn trong việc quản lý ĐT trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng,
chưa bao giờ công tác QH, quản lý QH được quan tâm như hiện nay. Nhiều QH đã
được phê duyệt tại các thành phố lớn, các địa phương cũng quyết liệt làm QH vùng,
ĐT vùng, lấy những thành phố trung tâm của tỉnh làm trung tâm lõi của ĐT để mở rộng
tầm nhìn dài hạn. Sự quyết liệt này sẽ góp phần nâng cao chất lượng QH, lập lại
trật tự trong quản lý ĐT và nâng cao chất lượng ĐT trong thời gian tới.
Về hạ tầng ĐT, Bộ
đang tập trung hoàn chỉnh dự thảo Nghị định Quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng
kỹ thuật trình Chính phủ. Bộ trưởng cho biết, nếu làm được hạ tầng chung chúng
ta sẽ khắc phục được trình trạng đầu tư thiếu đồng bộ, lập lại quản lý trật tự
ĐT. Đồng thời, Bộ cũng tập trung triển khai nhiều chương trình chống thất thoát,
thất thu nước sạch, xử lý chất thải rắn…
Trong lĩnh vực quản
lý, phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) , Bộ Xây dựng đã chỉ đạo triển khai nhiều
QH như: QH phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định
hướng đến năm 2030, điều chỉnh QH tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, QH phát triển vật liệu ốp lát… Tại các điạ phương cũng
đã tập trung rà soát, nghiên cứu lập, điều chỉnh QH phát triển VLXD trên địa bàn
cho phù hợp với nội dung QH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, Bộ
đã triển khai Chương trình phát triển VLXD không nung đến năm 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; thực hiện các giải pháp nhằm kích cầu, đẩy mạnh sản xuất,
tiêu thụ xi măng…
Đưa chỉ tiêu phát
triển nhà ở xã hội vào chiến lược phát triển của địa phương
Trong lĩnh vực phát
triển nhà ở và thị trường BĐS, công tác phát triển nhà ngày càng được đẩy mạnh.
Bộ trưởng nhận định, thị trường BĐS tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã có những tín
hiệu tốt hơn. Các địa phương đã tập trung vào phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà
ở xã hội (NOXH). Nhiều tỉnh đã lập xong chương trình phát triển nhà ở với mục
tiêu dài hạn 10-20 năm, trong đó tập trung vào chương trình phát triển nhà ở của
Thủ tướng Chính phủ: đưa chỉ tiêu phát triển NOXH vào trong chiến lược phát triển
của địa phương trong ngắn hạn và dài hạn.
Bộ trưởng cho biết,
chất lượng nhà ở đã được đưa vào Nghị quyết Trung ương V, trong đó tập trung vào
phát triển NƠXH cho người nghèo. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc
phát triển ĐT, trong đó vấn đề QH phải đảm bảo tính kết nối, đồng bộ. Theo Bộ trưởng,
QHXD giữ vài trò quan trọng để tạo ra không gian cứng cho vấn đề phát triển ĐT.
Nghị quyết đã nói rõ về việc tập trung phát triển ĐT thống nhất từ Trung ương đến
địa phương, dành đất cho phát triển NƠXH. Như vậy, chúng ta có đẩy đủ cơ sở để thực
hiện nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới.
Bộ trưởng nhận định,
thị trường BĐS vẫn còn rất khó khăn. Ngành XD đang tập trung tháo gỡ khó khăn
cho thị trường BĐS: Bộ Xây dựng và các địa phương tiến hành rà soát, kiểm tra các
doanh nghiệp BĐS để đầu tư, điều chỉnh hay dừng dự án để cân bằng sự phát triển
của thị trường; yêu cầu các DN cơ cấu lại sản phẩm BĐS để phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng, bằng cách giảm số lượng các căn hộ có diện tích lớn, tăng lượng
căn hộ có diện tích trung bình, giá rẻ đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong thời gian
qua, các địa phương đã hưởng ứng phát triển NƠXH cho người nghèo, người có công,
sinh viên, công nhân…, đặc biệt là nhà ở 167, gần như các địa phương đã đạt 100%,
và chuẩn bị bước sang phát triển giai đoạn 2 chương trình phát triển nhà ở cho
người nghèo ở nông thôn.
Tuy nhiên, việc
phát triển NƠXH vẫn còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức đến nhu cầu NƠXH, nhà
ở dành cho người có thu nhập thấp… Bộ trưởng cho biết, NƠXH mới chỉ ở bước đầu,
từ khi có Nghị quyết Trung ương thì mới có QH, kế hoạch, cụ thể hóa chiến lược
nên cần có lộ trình, chiến lược dài hạn, hiện nay đã có một số mô hình NƠXH.
Quyết liệt thực
hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm
Bộ trưởng Trình Đình
Dũng cho biết, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Bộ Xây dựng xác
định tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã
nếu trong Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị
quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ.
Trong 6 tháng cuối
năm, ngành XD sẽ tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm là: xây dựng các VB pháp luật;
hoàn chỉnh dự thảo các Nghị định, Đề án, Quyết định đã trình Chính phủ nhưng chưa
được ban hành; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh tế trong
lĩnh vực XD và PTĐT. Đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động XD, đặc biệt
là chất lượng công trình XD và kiểm soát các công trình XD, trong đó có các nhiệm
vụ trọng tâm về các công trình trọng điểm quốc gia, và kiểm tra an toàn hồ đập
trong cả nước. Công tác QLĐT cũng sẽ tiếp tục được tập trung, trong đó chú trọng
vào việc đẩy mạnh QH vùng, có chiến lược phát triển ĐT; phát triển mạnh nhà ở,
tập trung XD các chương trình, chính sách để phát triển NƠXH, cơ bản có đủ “cái
gậy” để phát triển NƠXH và tháo gỡ khó khăn, cơ cấu lại sản phẩm cho BĐS. Đồng
thời tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các DN mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực
XD: bằng cơ chế, chính sách. Tập trung tái cấu trúc DN nhà nước, nâng cao năng
lực quản lý NN, tranh thủ hợp tác quốc tế.
Tại buổi giao
ban, nhiều địa phương và các Cục, Vụ, Viện và các công ty, tập đoàn trong ngành
xây dựng đã tham gia đóng góp ý kiến xung quanh các vấn đề quản lý của ngành để
giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, triển khai,
trong đó, tập trung vào vấn đề quy hoạch và văn bản pháp luật.
Kết luận tại buổi
giao ban, Bộ trưởng đã cảm ơn các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu cho Ngành
XD, đồng thời tiếp thu các ý kiến để đưa vào chương trình công việc của Bộ Xây
dựng trong thời gian tới. Theo Bộ trưởng: Chúng ta đều biết trong 2012 ngành XD
đã thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, nhưng với trách nhiệm và sự cố gắng
của lãnh đạo, CNVC LĐ toàn ngành XD từ Trung ương đến địa phương, ngành XD đã vượt
qua khó khăn và đạt được những kết quả tích cực, góp phần từng bước tháo gỡ khó
khăn của nền kinh tế đất nước.
Trong công tác xây
dựng thể chế, công tác XD các VBPL, ngành XD đã vừa đổi mới, vừa tập trung: nâng
cao chất lượng, xây dựng các VBPL hết sức dân chủ, công khai, tổ chức nhiều hội
thảo, tranh thủ ý kiến của mọi tầng lớp, với tinh thần cầu thị, trách nhiệm. Bộ
trưởng khẳng định, chúng ta quản lý là phải theo pháp luật, lấy pháp luật làm căn
bản để thực hiện nhiệm vụ. Đây là sự đổi mới mà chúng ta tập trung.
Thời gian qua ngành
XD đã tập trung cho QH, và những cái được là rất nhiều, song lực lượng làm QH còn
thiếu. Chúng ta cần tranh thủ được cả kinh nghiệm của các nhà tư vấn, QH nước
ngoài. Công tác quản lý phát triển ĐT cũng được đẩy mạnh. Bộ trưởng lưu ý, phát
triển ĐT phải thận trọng, khắc phục tính phong trào, tự phát. Đối với những ĐT
phát triển nhanh, cần phát triển ĐT rộng ra, phát triển ĐT vùng. Vấn đề hội nhập
kinh tế, toàn cầu hóa không bó buộc theo phạm vi hành chính, phải có sự liên kết
giữa các vùng.
Đồng thời, Bộ trưởng
nhấn mạnh đến công tác quản lý phát triển nhà ở, đặc biệt là NƠXH. Theo Bộ trưởng,
sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Thị trường BĐS
là một thị trường đặc biệt, phải do Nhà nước quyết định.
Bộ trưởng cũng đánh
giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các DN ngành Xây dựng, đặc biệt là ngành vật liệu
XD. Dù còn nhiều khó khăn nhưng các DN đã cố gắng vượt qua, đảm bảo quyền lợi
cho người lao động.
Tuy nhiên, Bộ trưởng
nhấn mạnh, dù ngành XD đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng cũng còn nhiều
tồn tại, như vấn đề về chất lượng công trình; thất thoát lãng phí chưa khắc phục
nên hiệu quả đầu tư XD thấp; thiếu kết nối hạ tầng giữa các KĐT, và hạ tầng ĐT
chưa đáp ứng đủ, gây nhiều bức xúc như vấn đề liên quan đến ùn tắc GT, ô nhiễm
môi trường; công tác lập QH còn chậm, chất lượng QH chưa cao và chưa theo kịp
thực tế phát triển kinh tế -xã hội của các ĐT, chưa có kế hoạch triển khai đồng
bộ, thiếu nhiều QH; năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của các DN trong ngành
còn thấp…
Bộ trưởng cho biết,
ngoài những nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan của những tồn tại
trên là do hệ thống VBPL chưa đáp ứng được yêu cầu; trong công tác PTĐT còn thiếu
QH, hoặc có QH nhưng thiếu kế hoạch, mà hiện nay việc thiếu kế hoạch là rất phổ
biến, dẫn đến các QH treo, các DA PTĐT ở các TP lớn hiện nay dư thừa quá nhiều,
phát triển theo phong trào… Vì vậy, trong thời gian tới Ngành XD sẽ phải triển
khai đồng bộ các nhóm giải pháp của Chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực của
ngành, tập trung thực hiện các biện pháp mang tính đột phá về hoàn thiện thể chế,
đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng; ưu tiên kiềm chế làm phát, đảm
bảo ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư,
tái cơ cấu DN và các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các DN./