Tình hình thực hiện NQ số 01/NQ-CP, NQ số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và một số kết quả chủ yếu về SXKD, đầu tư tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2013 của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Bộ Xây dựng đã ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình hành động với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực của ngành Xây dựng để các đơn vị triển khai thực hiện.
Tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Bộ Xây dựng đã ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình hành động với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực của ngành Xây dựng để các đơn vị triển khai thực hiện.

Tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, Bộ tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả Tổ thường trực theo dõi thị trường vật liệu xây dựng và bất động sản, thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo hàng tháng tình hình biến động giá VLXD tại các địa phương và đề xuất các biện pháp xử lý.

Thực hiện rà soát, điều chỉnh tiến độ các dự án xi măng theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo chỉ đạo tại văn bản số 485/TTg-KTN ngày 03/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các chủ đầu tư các dự án có liên quan, theo đó sẽ đưa ra khỏi Quy hoạch 9 dự án xi măng có công suất dưới 2.500 tấn/clinker/ngày (gồm: Hà Tiên-Kiên Giang, Trường Sơn-Rô Li, Hợp Sơn, Ngọc Hà, VINAFUJI Lào Cai, Thanh Trường, Sơn Dương, Quang Minh, Cao Bằng), đồng thời giãn tiến độ đầu tư 7 dự án xi măng sang giai đoạn sau năm 2015 (gồm: Hệ Dưỡng II, Mỹ Đức, Thanh Sơn, Tân Thắng, Đô Lương, Tân Phú Xuân, Nam Đông).

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản đóng băng nên hầu hết các nhà máy sản xuất kính xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhiều dây chuyền phải ngừng sản xuất, một số nhà máy gia công chỉ hoạt động cầm chừng, lượng hàng tồn kho lớn (đến hết năm 2012 lượng tồn kho khoảng 32 triệu m2 QTC trên tổng công suất thiết kế toàn ngành 151 triệu m2 QTC), sản lượng tiêu thụ giảm nghiêm trọng (chỉ bằng 45% so với cùng kỳ 2011). Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành kính trong nước, Bộ Xây dựng đã đề nghị với Bộ Tài chính: kiến nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu đối với dầu FO (nhiên liệu phục vụ sản xuất kính xây dựng) để giá dầu F0 trong nước tương đương với các nước trong khu vực nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất kính nội địa; Bổ sung doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng, sản xuất sản phẩm gia công từ kính, sản xuất sản phẩm bóng đèn chiếu sáng dân dụng vào khoản c, Mục 1, Điều 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc gia hạn một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận về mặt chủ trương cho phép 13 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc tham gia Chương trình đô thị miền núi phía Bắc với tổng vốn vay khoảng 250 triệu USD (vay vốn Ngân hàng Thế giới – WB), gồm hai giai đoạn, trong đó: giai đoạn 1 từ 2015 – 2016 thực hiện tại 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên và Thái Nguyên, giai đoạn 2 từ 2017 – 2019 áp dụng cho 13 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc tham gia. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành các bước để có thể ký kết Hiệp định vào giữa năm 2014 và bắt đầu thực hiện từ năm 2015. Mỗi năm, mỗi tỉnh sẽ nhận được một khoản hỗ trợ cơ bản, căn cứ vào hiệu quả triển khai sử dụng vốn sẽ quyết định việc bổ sung khoản kinh phí tăng thêm ngoài khoản hỗ trợ cơ bản.

Theo báo cáo của các địa phương, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội của các đối tượng có thu nhập thấp, hiện trên cả nước có 63 dự án đang được triển khai xây dựng với quy mô 40.000 căn hộ tại 16 địa phương. Các địa phương này đã và đang triển khai tích cực việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, ngoài ra UBND tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai cũng đang triển khai một số dự án nhà ở xã hội rất lớn, cụ thể như: Dự án nhà ở an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Chủ đầu tư là Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV (Becamex IDC Corp), với số căn hộ lên tới 64.000 căn, đã hoàn thành 4.700 căn; Dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, Chủ đầu tư là Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV phát triển đô thị và công nghiệp (IDICO) – Bộ Xây dựng dự kiến đầu tư 20.000 căn nhà ở xã hội (trước mắt đầu tư gần 3.600 căn hộ).

Nhằm đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 02/NQ- CP trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp với UBND thành phố Hà Nội để bàn các giải pháp phối hợp thực hiện. Ngày 25/3/2013, ƯBND thành phố Hà Nội đã thành lập Tổ công tác do Phó Chủ tịch các thành phố và Thứ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách để thường trực giải quyết nhanh các thủ tục cho doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu Thông tư số 02/2013/TT-BXD ngày 08/3/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ, tính đến ngày 22/4/2013, đã có 50 chủ đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đối dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xấ hội, với quy mô 31.000 căn hộ (chủ yếu ở tại các đô thị lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). Cụ thể như sau:

– Thành phố Hà Nội có 06 dự án nhà ở thương mại đề nghị được điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô gần 3.500 căn hộ, 19 dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô hon 10.000 căn hộ.

– TP. Hồ Chí Minh có 02 dự án nhà ở thương mại đề nghị được điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô hơn 100 căn hộ, 20 dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô gần 10.000 căn hộ;

– Tỉnh Đồng Nai có 02 dự án nhà ở thương mại xin được chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô trên 1.000 căn hộ.

Ngoài các địa phương đã và đang triển khai nhận hồ sơ của các doanh nghiệp đề nghị được chuyển đổi thì còn các địa phương khác như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu, tỉnh Thái Nguyên…đang hướng dẫn chủ đầu tư các dự án lập hồ sơ đề xuất.

Nhằm hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng là thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực luợng vũ trang vay để thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích sàn nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 và cho chủ đầu tư vay để triển khai các dự án nhà ở xã hội hoặc các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội; Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 1 l/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án năm 2013, trong tháng 5, Bộ đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 05 Quyết định và ban hành theo thẩm quyền 05 Thông tư1. Bộ đã tổ chức hội thảo tổng kết thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội; Hội thảo về Luật Xây dựng; Tổ chức phổ biến 02 Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị và Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ rà soát thủ tục hành chính theo quy định, Bộ đã phân công nhiệm vụ triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 của Bộ Xây dựng; ban hành Ke hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính năm 2013 của Bộ Xây dựng. Tính đến nay, Bộ đã ban hành 04 Quyết định công bố, ban hành Ke hoạch rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính.

Nhằm phục vụ các mục tiêu chung của Chiến lược khoa học và công nghệ quốc gia, Chiến lược Phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Bộ Xây dựng đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phấn đấu đạt một số mục tiêu trên các lĩnh vực: Công nghệ xây dựng; Vật liệu xây dựng; Cơ khí xây dựng; Phát triển đô thị và nông thôn; Hạ tầng kỹ thuật đô thị; Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Tư vấn xây dựng; Đào tạo nguồn nhân lực KH&CN ngành Xây dựng.

Bộ Xây dựng cũng thường xuyên hướng dẫn các Bộ, ngành và các địa phương, các chủ đầu tư về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; hướng dẫn, giải đáp các vấn đề về kinh tế xây dựng thông qua trang Web của Bộ và do cổng thông tin điện tử của Chính phủ gửi về; đã hướng dẫn, xử lý vướng mắc do biến động giá cho các dự án: dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2; dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ Tp.Hồ Chí Minh đến thị xã Quảng Trị – Quảng Trị; Thủy điện La Trọng,…; hướng dẫn điều chỉnh cho phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012.

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu giá xây dựng tiếp tục được triến khai; việc công bố chỉ số giá xây dựng, công bố suất vốn đầu tư xây dựng được thực hiện theo định kỳ; đã ban hành Chương trình xây dựng hệ thống công cụ, chỉ tiêu, định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước năm 2013 của Bộ Xây dựng.

Các nhiệm vụ khác trong Chương trình hành động được ban hành tại Quyết định số 137/QĐ-BXD ngày 31/01/2013 của Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai theo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra.

Tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2013

Năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản. Chính vì thế các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện trong 5 tháng đầu năm 2013 của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đều giảm so với cùng kỳ năm 2012 cụ thể như sau:

– Giá trị sản xuất kinh doanh: Ước thực hiện tháng 5 đạt 12.622,5 tỷ đồng, 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 57.814 tỷ đồng, bằng 35,9% so với kế hoạch năm, bằng 94,6% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó:

+ Giá trị xây lắp: Ước thực hiện tháng 5 đạt 4.978,4 tỷ đồng, 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 21.253,5 tỷ đồng, bằng 34,2% so với kế hoạch năm, bằng 85,4% so với cùng kỳ năm 2012. Tiến độ thực hiện nhiều công trình trọng điểm vẫn rất căng thẳng, nhiều công trình không thể triển khai thi công tiếp do việc thu xếp vốn của chủ đầu tư không kịp thời, nhất là các công trình ngành điện.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (kể cả TCT CN xi măng Việt Nam): ước thực hiện tháng 5 đạt 4.658,2 tỷ đồng, 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 23.000,9 tỷ đồng, bằng 39% so với kế hoạch năm, bằng 103,9% so với cùng kỳ năm 2012.

Năm 2012 toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 53,61 triệu tấn xi măng và clinker, trong đó xi măng tiêu thụ nội địa đạt 45,5 triệu tấn, xuất khẩu đạt 8,1 triệu tấn clinker và xi măng (trong đó xi măng đạt 1.6 triệu tấn) đồng thời nhập khẩu 0,8 triệu tấn clinker. Căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013 và các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2013 khoảng 56-57 triệu tấn, tăng 4 -5% so với năm 2012, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn, xuất khấu 7,5-8,0 triệu tấn.

Tháng 5/2013 sản lượng xi măng toàn ngành sản xuất ước đạt 5,03 triệu tấn, 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 20,56 triệu tấn bằng 36,7% kế hoạch năm. Tháng 5 sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa đã tăng do thị trường bất động sản đã bắt đầu được khơi thông, thời tiết cũng thuận lợi cho xây dựng (ước tháng 5 tiêu thụ nội địa đạt 4,74 triệu tấn, 5 tháng đầu năm tiêu thụ nội địa ước đạt 19,15 triệu tấn bằng 39,5% kế hoạch năm, xuất khẩu đạt khoảng 3,93 triệu tấn xi măng và clinhker).

– Ước thực hiện nhập khẩu tháng 5 đạt 4,2 triệu USD, 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 26,4 triệu USD, bằng 21,3% so với kế hoạch năm.

– Ước thực hiện xuất khẩu tháng 5 đạt 6,9 triệu USD, 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 52,3 triệu USD, bằng 26,4 % so với kế hoạch năm.
 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *