Chuyên mục hợp tác giữa Báo Xây dựng và Báo Tin tức Xây dựng & Kỹ thuật Nhật Bản

Tập đoàn Hazama Ando và Sumitomo Osaka Cement (Nhật Bản) vừa qua đã sáng chế thành công “Bê tông carbon thấp, hiệu suất cao (LHC)” có thể làm giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất và tuyệt đối không bị nứt.
Bê tông carbon thấp có khả năng chống nứt
Tập đoàn Hazama Ando và Sumitomo Osaka Cement (Nhật Bản) vừa qua đã sáng chế thành công “Bê tông carbon thấp, hiệu suất cao (LHC)” có thể làm giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất và tuyệt đối không bị nứt. Công cuộc kiểm định chính thức sẽ được thực hiện trước khi sản xuất quy mô lớn và ứng dụng rộng rãi. GS Koji Sakai thuộc trường ĐH Kagawa – người giám sát trực tiếp công nghệ cho biết, LHC được làm bằng tro và than xỉ trộn với nhau như chất phụ gia, có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp sản xuất bê tông thông thường. Đã có thí nghiệm cho sản phẩm này và được chứng minh rằng lượng khí thải carbon giảm 45% trong quá trình sản xuất cũng như phát thải lượng nhiệt thấp hơn, đồng thời có khả năng chống nứt. (Tin được đăng trên Báo Tin tức Xây dựng & Kỹ thuật Nhật Bản ngày 06/6/2013). Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với tòa soạn Báo Xây dựng.

Mặt tiền pa-nô năng lượng mặt trời và cây xanh
Nhằm tạo cảnh quan thiên nhiên đô thị và thân thiện môi trường, Cty Sumitomo Mitsui đã thiết kế một cách sáng tạo “mặt tiền có gắn pa-nô năng lượng mặt trời và cây xanh”. Đó là mặt tiền có gắn các pa-nô năng lượng mặt trời trên bề mặt cong đan xen với nó là những dải cây xanh.

Mặt tiền có chiều rộng 5m, cao 12m, được ứng dụng thực tế gắn trên các bức tường phía trước của Trung tâm Phát triển Công nghệ tại TP Nagareyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Sản lượng điện năng lượng mặt trời của các pa-nô là 1.73KW. Thiết kế này đã giành được chiến thắng trong số 10 thiết kế công nghệ mới với chủ đề thiết kế mặt tiền hài hòa với cảnh quan đô thị của Nhật Bản gần đây. Cty Sumitomo Mitsui dự định sẽ phát triển thêm nhiều công nghệ sản phẩm và thiết kế ứng dụng từ năng lượng mặt trời hơn nữa để mang lại sự thân thiện môi trường trong lĩnh vực thiết kế xây dựng. (Tin được đăng trên Báo Tin tức Xây dựng & Kỹ thuật Nhật Bản ngày 24/4/2013). Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ với tòa soạn Báo Xây dựng.

Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn