Đô thị thông minh ở Việt Nam: Cảnh cửa bắt đầu hé mở

Trong khuôn khổ Diễn đàn Cấp cao Công nghệ Thông tin- Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit), tọa đàm chuyên đề Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam đã diễn ra chiều nay (26/6) tại khách sạn Melia, Hà Nội, do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam chủ trì.


Công nghệ thông tin, nền tảng của ĐTTM

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện
Kinh tế Việt Nam, đô thị (ĐT) là một vấn đề lớn và là một chủ đề nóng hiện nay
với hàng loạt các bức xúc liên quan đến giao thông tĩnh, cơ sở hạ tầng như điện,
nước…. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ giúp kết nối các hạ tầng,
giải quyết bức xúc, tạo sự cạnh tranh cho các ĐT. Một đô thị thông minh (ĐTTM) áp
dụng khả năng CNTT vào quản lý phát triển đang là xu thế tại các ĐT trên thế giới
hiện nay, giúp người dân sống có môi trường sống xanh, sạch đẹp và tạo điều kiện
cho sự phát triển.

Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Công nghệ Cty
CISCO Việt Nam cho biết, ĐTTM là một xu thế của thế giới, nhất là khi thế giới đang
bùng nổ với tỷ lệ đô thị hóa cao (đang tiến tới con số 60%). Sự cạnh tranh đã chuyển
từ cạnh tranh giữa các quốc gia sang cạnh tranh giữa các ĐT. Dự kiến trong 10 năm
tới, có khoảng 3 tỷ người sẽ được kết nối với internet. Nó đặt ra mục tiêu để các
thành phố phải phát triển bền vững hơn. Tất nhiên, có rất nhiều định nghĩa về ĐTTM
khác nhau, và có những thành phố đi bằng những con đường khác, nhưng đều dựa trên
CNTT, lấy CNTT làm nền tảng. Theo ông Sơn, mỗi thành phố có một cơ hội trong 50
năm, và nếu lựa chọn đúng thì sẽ có sự phát triển mạnh mẽ. Việt Namhiện có rất
nhiều ĐT mới đang được mở ra, và đó là cơ hội để phát triển các ĐTTM.

Còn theo TS. Nguyễn Văn Lạng- Thứ trưởng Bộ Khoa
học CN, Trưởng BQL Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Nếu gọi là TP TM có vẻ hơi bị cứng,
chúng tôi gọi là thành phố sinh thái cộng đồng và thông mình, là nơi có điều kiện
sinh thái, xã hội, an ninh tốt nhất, được xử lý bằng những công nghệ tiên tiến.
Nước Mỹ, Pháp, Nhật, Ấn Độ… đều có những ĐTTM, là những TP sạch và đáng sống. Ở
Việt Nammới bắt đầu manh nha và có hy vọng. Chúng tôi đã tiếp cận từ 2008, hiện
đã làm với các bộ ngành của Nhật, và sẽ trở thành TP đầu tiên áp dụng CN như vậy.

Ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó GĐ Sở Thông tin
& TT TP. HCM so sánh: khởi điểm sau chiến tranh thì Việt Namcao hơn so với
Hàn Quốc. Nhưng ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Hàn Quốc đã khẳng định CNTTlà
yếu tố quan trọng để đưa Hàn Quốc tiến kịp thế giới. Vì vậy tất cả đều xoay
quanh CNTT. Ngày nay những sản phẩm CNTT của Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh rất
cao. Như vậy, muốn phát triển, đầu tiên phải bắt đầu từ nhận thức, từ cấp cao
nhất trở xuống. Và TP. HCM chọn CNTT là nền tảng để phát triển.

Nếu chúng ta không kết nối, liên thông chia sẻ thì mọi hoạt động không có hiệu quả qua, đó là một trong những lý do mà cần có CNTT. Trong thời gian qua TP đã xây dựng hệ thống cơ sở thông tin trong tất cả các lĩnh vực để từ đó tích hợp, liên thông, tổng hợp, thống kê, đánh giá, hỗ trợ giúp người quản lý ra quyết định.

Chuẩn bị cho “những viên gạch” đầu tiên

Ông Phạm Kim Sơn- Giám đốc Sở Thông tin & TT Đà Nẵng cho biết, nguyện vọng, khát khao của người dân Đà Nẵng là xây dựng một thành phố đáng sống. “Sau 9 năm ứng dụng CNTT (từ năm 2003) một cách có hệ thống, năm 2011 TP đã ban hành XD TP điện tử với 6 nhiệm vụ chính. Chúng tôi đã XD hệ thống mạng ĐT với sự tư vấn của CISCO (bắt đầu từ 2004 và tháng 8/2012 sẽ khánh thành mạng ĐT với tốc độ kết nối cao”. Theo ông Sơn, hiện Đà Nẵng đã có 56 xã phường có cửa điện tử, 31 sở ban ngành dùng quản lý bằng phần mềm. Đà Nẵng đang tiếp tục đẩy mạnh CNTT, như một nền tảng để XD nền công nghệ trí thức, với việc phát triển nền công nghiệp CNTT trong đó tập trung chủ yếu vào phần mềm công nghệ; tiếp tục đào tạo nhân lực về CNTT; xây dựng trường học, bệnh viện, cộng đồng, công dân điện tử; xây dựng chính sách, khung pháp lý ở địa phương, có một nền tảng pháp lý vững chắc…

Tại Khu CNC Hòa Lạc cũng đang chuẩn bị hình thành một ĐTTM. Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng cho biết, từ năm 2008, chúng tôi đã lập dự án xây dựng một TPTM bằng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ Nhật Bản (trong khu Hòa Lạc). Việc đầu tiên là chúng tôi sẽ xây dựng một hệ thống cung cấp điện: đảm bảo chất lượng cao nhất, không bị mất bao giờ cả. Những tòa nhà đầu tiên sẽ lắp bằng năng lượng Mặt Trời. Năng lượng thừa sẽ dược giữ lại để sử dụng vào ban đêm; và sử dụng một loạt tiêu chí về ĐTTM thân thiện với môi trường, trước mắt là xây dựng xe buýt, xe đạp điện, ô tô tiện trong khu, có các trạm sạc; thư viện điện tử có thể kết nối với 30 triệu nhà KH trên toàn cầu. Toàn bộ khu vực sẽ được phủ sóng wifi; môi trường: xử lý nước bằng công nghệ mới thải nước ra với chất lượng cao. Mọi người trong ĐTTM sẽ sử dụng thẻ, hệ thống điều khiển thông minh, kể cả cao. Mọi người trong ĐTTM sẽ sử dụng thẻ, hệ thống điều khiển thông minh, kể cả tên điện thoại di động. Ngay khi được chấp thuận chúng tôi sẽ triển khai mô hình ô tô điện chạy từ Hà Nội lên Khu CNC Hòa Lạc.

Trả lời về vấn đề chiến lược phát triển ĐTTM, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Namcho biết: Mục tiêu của ngày hôm nay vẫn là đang tiếp cận vào khái niệm, xu hướng ĐTTM, rồi từ đó mới đi đến chính sách, hành động cụ thể. Đà Nẵng và TP HCMđã có những bước tiếp cận riêng. Còn về phía Bộ Xây dựng, chúng tôi phụ trách về phát triển ĐT, quan điểm của chúng tôi là ĐTTM phải có sự phát triển đồng thời các tiện ích để kết nối với tất cả các công sở, gia đình, các tòa nhà, các KĐT, tiến tới là cả thành phố, và cả các ĐT của cả nước để làm sao cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. Những hạ tầng này sẽ được kết nối bằng hạ tầng CNTT.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, chúng ta đang sống trong những ĐT “không được thông minh lắm”. Nhưng thành tựu về mặt ĐT chúng ta cũng phát triển rất tốt. Việt Nam có hơn 800 ĐT từ cấp 5 đến cấp đặc biệt, chiếm 70% GDPcủa cả nước, với 24-25 triệu người dân sống trong các ĐT. Tốc độ dân số ĐT tăng mỗi năm hơn 3% và ĐT càng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bộ Xây dựng cũng đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định 445/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh định hướng QH tổng thể phát triển hệ thống ĐT Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, theo đó các ĐT Việt Nam sẽ được phát triển một cách hệ thống, đồng bộ, phát triển theo hướng phát triển ĐT xanh, ĐTTM, phát triển bền vững tính đến cả những thế hệ mai sau.

Thứ trưởng nhận định, phát triển ĐTTM nặng về hạ tầng. Chi phí cho hạ tầng là tầng rất lớn, đòi hỏi có thời gian nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cấp chính quyền, đặc biệt là sự quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo. Hàn Quốc xây dựng SONGDO đã 15 năm nay và vẫn đang tiếp tục, trong khi GDPtrên đầu người gấp gần 40 lần Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần những bước đi thích hợp ban đầu, ví như cách đi của Đà Nẵng cũng chưa đầu tư nhiều vào hạ tầng, mà xây dựng chính quyền điện tử trước…

Thứ trưởng cho biết, Bộ Xây dựng sẽ tập trung điều chỉnh, xây dựng mới những tiêu chuẩn, quy chuẩn mới về mặt QH, đưa dần các tiêu chuẩn xây dựng vào ở mức độ các tòa nhà, các khu ĐTM. Việc này đòi hỏi từ nghiên cứu đến thực nghiệm cần có thời gian, đặc biệt là nguồn lực, sự đồng thuận của xã hội. Việc đưa CNTT vào quy chuẩn XD, vào các ngành nghề là một vấn đề rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo cần phải có sự định hướng trước. Từ ý tưởng sẽ hình thành sự thật. Hiện nay chúng ta chưa có các quy chuẩn về CNTT, nhưng trên thực tế có một số dự án đã thực hiện trước. Chúng ta đã có một số tòa nhà thông minh, và có TP Đà Nẵng quyết liệt tiên phong trong vấn đề này.

Theo TS. Đỗ Tú Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển ĐT (Bộ Xây dựng), lộ trình và bước đi để tiếp cận với các TPTM còn cần từng bước một. CISCO giới thiệu rất nhiều khái niệm khác nhau về ĐTTM, tuy nhiên cũng đều hướng tới mục tiêu có một môi trường sống thuận lợi, tích cực nhất dựa trên nền tảng CNTT. Vấn đề là cơ chế phối hợp với nhau như thế nào? Làm sao để có cơ chế phối hợp để xây dựng những chỉ số có thể “cân đo” được, đánh giá được bao nhiêu căn hộ, tòa nhà hay người dân tiếp cần được hệ thống thông minh này. Hiện Bộ Xây dựng đang thực hiện việc đánh giá phân loại chất lượng các ĐT. Trong tương lai hy vọng chúng ta sẽ có những cơ chế phối hợp. Việc áp dụng CNTT mới như thế nào có rất nhiều ưu thế nhưng cũng không ít rủi ro. Chúng ta cũng cần có chính sách ưu đãi cho các chủ đầu tư (như giảm thuế, đất đai…). Đồng thời các ĐT liên ngành, liên vùng cũng cần có cơ chế phối hợp./.