Bộ trưởng thăm hộ gia đình thu nhập thấp ở khu chung cư Bắc Sơn
TP Hải Phòng phát triển theo 3 hướng chiến lược
Tại
buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Văn Thành đã báo cáo
tình hình phát triển kinh tế – xã hội của TP năm 2012, kế hoạch 2013 và
một số nét về công tác phát triển và quản lý đô thị. Theo đó, Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định công nhận Hải Phòng là đô thị loại I, trung
tâm cấp quốc gia, đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Hải Phòng cũng đã hoàn thành nhiều
công trình trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật như cầu Bính, cầu Rào II, KĐTM
Ngã 5 sân bay Cát Bi, hệ thống cấp nước… Bên cạnh đó, một số công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển cũng
đang TP được tập trung triển khai như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng,
đường và cầu Tân Vũ – Lạch Huyện, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cảng
hàng không quốc tế Cát Bi… Diện mạo đô thị Hải Phòng được đổi mới, quy
mô đô thị, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từng bước được phát
triển.
Tuy nhiên, Hải Phòng cũng đang
đối diện với nhiều thách thức. Đến nay, TP vẫn còn đến 13 tiêu chí đô
thị loại I trung tâm cấp quốc gia chưa đạt. Kết cấu hạ tầng giao thông
thiếu đồng bộ, kém tính kết nối. Công tác nghiên cứu tác động của biến
đổi khí hậu, nước biển dâng, lập quy hoạch không gian biển, vùng bờ và
công trình ngầm, tính kế hoạch trong phát triển các KĐT chưa được chú
trọng. Phát triển các KĐTM còn phụ thuộc vào các chủ đầu tư kinh doanh
BĐS, dẫn tới cung lớn hơn cầu. Nhiều KĐTM thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội. Chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu tính đồng
bộ. Tình trạng xây dựng sai phép, không phép, cấp phép sai phép đã làm
ảnh hướng đến quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Đề
cập đến định hướng phát triển và quản lý đô thị Hải Phòng, Phó Chủ tịch
Lê Văn Thành cho biết: Hải Phòng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng
tâm về phát triển và quản lý đô thị. Hải Phòng sẽ phát triển đô thị
theo 3 hướng đột phá. Hướng thứ nhất phát triển về phía Đình Vũ, Cát Hải
để tạo bước đột phá về cảng biển, dịch vụ logistic, công nghiệp, du
lịch. Hướng thứ hai, phát triển đô thị 2 bờ sông Cấm gắn với trung tâm
chính trị – hành chính của TP để tạo đột phá về diện mạo đô thị TP, mang
bản sắc đặc đặc trưng của đô thị Hải Phòng. Hướng thứ ba, phát triển đô
thị hai bờ sông Lạch Tray và Đồ Sơn, tạo bước đột phá về cảnh quan của
mô hình đô thị sinh thái.
Hải Phòng
cũng đề ra lộ trình khắc phục 13 tiêu chí chưa đạt so với tiêu chí đô
thị loại I và tập trung chỉ đạo, triển khai quy hoạch phân khu theo QHC
KKT Đình Vũ – Cát Hải và các quy hoạch chuyên ngành cấp thoát nước, bảo
vệ nguồn nước, nghĩa trang, hệ thống công viên…
Bí
thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Dương Anh Điền cũng đã
trực tiếp đề nghị đoàn công tác của Bộ Xây dựng hỗ trợ, tháo gỡ một số
khó khăn…
Cùng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn
Tại
cuộc họp, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ,
đột phá và đạt nhiều thành tựu ở mọi các lĩnh vực kinh tế – xã hội,
quốc phòng, an ninh… của Hải Phòng trong những năm qua cũng như đánh giá
cao những kết quả trong quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch và quản lý
phát triển đô thị, phát triển thị trường BĐS, sản xuất VLXD…
Bộ
trưởng ủng hộ Hải Phòng trong việc phát huy lợi thế để quyết liệt và
tìm ra chìa khóa để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và đồng
tình với những chiến lược phát triển Hải Phòng thành trung tâm cấp quốc
gia, cực tăng tưởng – trung tâm kinh tế, dịch vụ, du lịch, giao thông
của vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ. “Hải Phòng là một cánh cửa thông ra
thế giới. Vai trò của Hải Phòng không chỉ có ý nghĩa cho chính Hải Phòng
mà cho cả đất nước” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đoàn
công tác Bộ Xây dựng cũng đã trực tiếp trả lời các kiến nghị của Hải
Phòng. Theo đó, Bộ Xây dựng ủng hộ việc đưa nội dung hợp tác với
Singapore trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội và định hướng phát triển khh TP Hải Phòng đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050 vào Chương trình hợp tác giữa 2 Chính phủ
Singapore – Việt Nam.
Bộ Xây dựng ủng
hộ việc đưa KCN Tràng Duệ trở thành một bộ phận của KKT Đình Vũ – Cát
Hải, và sẽ tạo điều kiện và là căn cứ để Hải Phòng thu hút dự án đầu tư
có quy mô lớn của Tập đoàn LG (Hàn Quốc).
Đối
với kiến nghị về việc Bộ Xây dựng chỉ đạo các cơ quan trực thuộc hỗ trợ
TP trong quá trình nghiên cứu lập đề án triển khai mô hình chính quyền
đô thị và kiến nghị ban hành cơ chế riêng cho đô thị loại I trung tâm
cấp quốc gia, Bộ trưởng cho biết mô hình chính quyền đô thị đang trong
gian đoạn nghiên cứu và còn vướng hiến pháp. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã
hoàn thiện và chuẩn bị trình Chính phủ ban hành nghị định vềvề Quản lý
Đầu tư phát triển đô thị, tiền đề để sau này nghiên cứu soạn thảo luật
Đô thị. Nghị định này không chỉ thay thế nghị định 02/2006/NĐ-CPvề quản
lý KĐTM mà quản lý toàn diện các KĐTM, các dự án tái thiết đô thị, dự án
bảo tồn tôn tạo đô thị, dự án cải tạo chỉnh trang đô thị, dự án đầu tư
xây dựng KĐT hỗn hợp…Việc phát triển đô thị sẽ được thực hiện theo quy
hoạch và kế hoạch, sẽ hình thành các khu vực phát triển đô thị. Nghị
định sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình đô thị trong cả
nước hiện nay cũng như những vướng mắc của Hải Phòng.
Bộ
trưởng đề nghị Hải Phòng trung tâm vào lĩnh vực quản lý và phát triển
đô thị. Chính phủ, Bộ Xây dựng đang tâp trung nghiên cứu điều chỉnh quy
hoạch duyên hải Bắc bộ, do vậy Bộ đề nghị Hải Phòng phối hợp với Viện
kiến trúc Quy hoạch đô thị – nông thôn tham gia nghiên cứu quy hoạch tốt
và kỹ, như vậy sẽ tránh được vướng mắc sau này. Đơn cử như việc cắm
tuyến Hải Phòng – Quảng Ninh hiện nay vẫn chưa có được sự thống nhất
giữa 2 chính quyền địa phương.
Bộ
trưởng nhận định, trong điều kiện hiện nay, Vùng thủ đô Hà Nội (tập
trung kết nối hạ tầng trong vùng) chưa cần mở rộng Hải Phòng tuy nhiên
Hải Phòng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên vẫn có thể phát
huy vai trò và có sự kết nối Vùng thủ đô.
Bộ
trưởng đề nghị Hải Phòng tập trung cho thiết kế đô thị, bao gồm cả đô
thị cải tạo, chỉnh trang tạo phong cách, bản sắc riêng cho đô thị.
Về
nhà ở, theo nhận định của Bộ trưởng, Hải Phòng chưa bức xúc như Hà Nội,
TP.HCM, tuy nhiên Bộ trưởng vẫn đề nghị Hải Phòng tập trung rà soát 203
dự án nhà ở thương mại trên địa bàn. Những dự án nào chưa GPMB, chưa
cấp bách tạm thời dừng lại. Những dự án đã GPMB có thể xem xét cho triển
khai từng phần, điều chỉnh cơ cấu.
Đối
với nhà ở xã hội, tùy từng khu vực, có thể xem xét xây dựng nhà cao hay
thấp. Đối với Hải Phòng, theo Bộ trưởng, làm nhà 5 tầng hấp dẫn hơn. Bộ
trưởng khẳng định một lần nữa: Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho cả
nhà đầu tư và đối tượng được mua nhà ở xã hội. Mới đây, Bộ cũng đã trình
Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở
xã hội. Theo nghị định này, Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa để phát triển nhà ở
xã hội. Bộ xây dựng cũng đang xem xét tháo gỡ khó khăn cho thị trường
BĐS. Một trong những giải pháp mang tính kích cầu là không thu tiền sử
dụng đất, giảm thuế đối với các dự án nhà ở thương mại chuyển đổi thành
dự án nhà ở xã hội phục vụ nhân dân.
Bộ
trưởng đề nghị Hải Phòng tập trung thực hiện chiến lược nhà ở và đưa
vào nghị quyết Thành ủy. Về quản lý đầu tư xây dựng, Hải Phòng cần tập
trung quản lý chất lượng công trình và các công trình sử dụng nguồn vốn
ngân sách hiệu quả…
Buổi sáng cùng
ngày, đoàn công tác Bộ Xây dựng đã đến thăm khu chung cu Bắc Sơn dành
cho người thu nhập thấp (TNT) thuộc KĐT Cựu Viên, quận Kiến An, TP Hải
Phòng. Đây là một trong những dự án nhà ở xã hội điểm của Hải Phòng, gồm
8 khối nhà 5 tầng, 2 khối nhà 10 tầng với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ. Dự án có 464 căn hộ, diện tích từ 51 – 60 m2/căn
hộ, giá bán trung bình 8,3 triệu/m2, từ 350 – 550 triệu/căn hộ. Hiện
nay, khoảng 250 căn hộ đã được bán cho các hộ đúng đối tượng.
Bộ
trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao mô hình của khu chung cư Bắc Sơn và
đề nghị Hải Phòng tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn.