Nhìn lại để hy vọng những kỳ Vietconstech thành công hơn

Triển lãm công nghệ xây dựng Việt Nam (Vietconstech 2012) là triển lãm lần đầu tiên có ở Việt Nam. Tuy rất kén người xem, phải người trong nghề mới hiểu hết được ý nghĩa của triển lãm mang lại, nhưng trong suốt quá trình diễn ra triển lãm đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và người trong Ngành.

Đến với Vietconstech 2012, các
DN trong và ngoài nước đã phô diễn gần như đầy đủ các loại hình công nghệ phủ khắp
các lĩnh vực xây dựng. Nhìn lại công tác tổ chức triển lãm, TS Lê Quang Hùng – Cục
trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã dành cho PV
Báo Xây dựng một cuộc trò chuyện.

 

Tham gia triển lãm Vietconstech 2012, có các loại hình
công nghệ được phủ khắp với đa dạng lĩnh vực. Trong đó có thể kể đến một số
công nghệ đặc thù và lần đầu có tại Việt
Nam như: Thi công nhà máy điện, nguyên tử (Jined), tàu
điện ngầm (
Shimizu)… Các công nghệ được giới thiệu bao phủ khắp các
lĩnh vực: thi công kết cấu, lắp đặt thiết bị, thi công hoàn thiện, thiết bị
kiểm định, phần mềm, tư vấn quản lý dự án, VLXD.

Xin ông cho biết từ ý tưởng nào mà Cục Giám định
tổ chức triển lãm mang đậm tính chuyên ngành này?

– Ý tưởng cho triển lãm bắt đầu từ hơn 1 năm
trước, bởi qua theo dõi từ khoảng 5 – 10 năm trở lại đây chúng tôi thấy rằng các
hoạt động hội chợ triển lãm chuyên ngành Xây dựng là rất ít. Chủ yếu mọi người
chỉ biết đến triển lãm Vietbuild, nhưng đây chỉ là triển lãm thông thường với các
vật liệu trang trí, gắn với mặt hàng tiêu dùng trực tiếp nên đối tượng cũng khá
đông.

Trong khi đó, lĩnh vực xây dựng thì lại mang
tính công nghệ cao; những công trình quy mô lớn, phức tạp, với công nghệ mang tính
chuyên sâu thì được sử dụng rất nhiều nhưng chưa ai phô diễn nó ra ngoài cả. Trong
khi đó, nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, DN xây dựng là rất lớn. Từ ý
tưởng này, Cục Giám định đã trình lên Bộ Xây dựng về triển lãm và được Bộ đồng ý.
Chúng tôi đã tiến hành đăng ký thương hiệu, và cũng muốn để cơ quan chức năng của
Bộ đứng ra tổ chức vì nắm và tiếp cận thông tin nhanh hơn, giới thiệu trực tiếp
đến DN cũng dễ hơn.

Trong quá trình tổ chức, Cục Giám định đăng ký
tổ chức phối hợp với các đơn vị khác như Trung tâm Thông tin, Báo Xây dựng, Vụ KHCN&MT,
các đơn vị của Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương…

Từ ý tưởng đến hiện thực hóa chỉ trong một thời
gian không phải là dài. Vậy Ban Tổ chức đã dành thời gian và nhân lực như thế nào
cho triển lãm?

– Từ ý tưởng đến hiện thực hóa thì chỉ cách đây
có 1 năm rưỡi thôi, nhưng Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức gồm có các đơn
vị liên quan, có đối tác truyền thông. Cả guồng máy như vậy, vận hành suốt 1 năm
qua, nhất là 6 tháng gần đây hoạt động mạnh hơn, tăng hết công suất, tạo nên những
bước tiến mạnh mẽ. Có thể nói việc tổ chức đã được thực hiện tương đối bài bản,
có họp báo lần 1, lần 2. Thêm đó, công tác truyền thông, làm website; tổ chức hội
thảo; mời quan khách; thông báo cho khách tham quan…

Theo nhận định của ông, thì nhân tố nào tạo nên
sự thành công cho triển lãm?

– Đến thời điểm này, có thể nhận định là triển
lãm diễn ra thành công tốt đẹp. Sự thành công này trước hết là có sự chỉ đạo sát
sao của lãnh đạo Bộ Xây dựng. Bộ có vai trò quyết định, chỉ đạo rất sâu sát,
bao quát. Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi đến các Bộ ngành liên quan để cùng tham
gia hưởng ứng, cùng chỉ đạo các DN của mình tham gia triển lãm. Thứ hai, Bộ cũng
chỉ đạo DN, các trường, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Xây dựng cùng tham gia một
cách nhiệt tình. Đã huy động được một tập thể tham gia vững mạnh. Lãnh đạo bộ cũng
bao quát hết diễn biến của triển lãm.

Thêm đó, có thể thấy sự phối hợp nhịp nhàng
nhiệt tình của các đơn vị tham gia công tác tổ chức, sự nhiệt tình của anh em
trực tiếp tham gia sự kiện. Chúng ta đã đi đúng yêu cầu của thị trường, nhu cầu
của Ngành và của xã hội.

Triển lãm đã kết thúc và được sự hưởng ứng của
dư luận. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình tổ chức, xin ông cho biết triển lãm còn
những vấn đề gì cần phải rút kinh nghiệm?

– Những cái được về triển lãm như tôi đã nói,
đó là việc tổ chức được diễn ra trọn vẹn, các gian hàng đạt như dự kiến, công
nghệ thì bao quát đầy đủ, lượng khách tham quan đông, vượt ngưỡng dự kiến là 10
nghìn người. Trong khuôn khổ triển lãm, Ban Tổ chức đã tổ chức được 3 hội thảo
rất thành công. Triển lãm đã tạo nên một sân chơi để khách tham quan có cơ hội
tìm hiểu về rất nhiều công nghệ, được trao đổi thông tin một cách trực tiếp với
nhà sản xuất. Sự khác biệt của triển lãm này là mang tính chuyên ngành, có nhiều
vấn đề cần phải trao đổi mới hiểu được. Đây cũng là cơ hội để các trường đại học,
viện nghiên cứu đưa sinh viên đến tìm hiểu và học tập.

Tuy nhiên, vì thời gian khởi động quá ngắn nên
thông tin đến với DN còn chưa kịp, chính vì thế, nhiều DN chưa có điều kiện
tham gia triển lãm, nên số lượng gian hàng còn hạn chế. Thêm đó, sự trình bày
gian hàng còn thiếu chuyên nghiệp. Công nghệ thì rất khó nói, chỉ có thể sử dụng
hình ảnh và sơ đồ mới giúp người xem hiểu rõ hơn. Có những mô hình sử dụng kinh
phí đến cả trăm triệu. Chính vì thế, muốn người xem hiểu được DN cũng cần có thời
gian làm mô hình, chuẩn bị hình ảnh và bài trí gian hàng. Điều này nhiều DN cũng
chưa có thời gian để chuẩn bị cho kịp…

Tham gia triển lãm lần này, ông có đánh giá gì
về sự xuất hiện khá đông đảo của các đối tác Nhật Bản?

– Cách làm của Ban Tổ chức đối với đối tác Nhật
Bản là tương đối bài bản. Chúng tôi thông qua Đại sứ quán để có được sự bảo trợ;
thông qua tổ chức JICA để họ thông báo cho các nhà thầu; thông qua Bộ Đất đai,
Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản (MLIT) để thông báo cho các
nhà thầu tại Nhật Bản; thông qua một tổ chức truyền thông của Nhật để bảo trợ thông
tin… Chính vì thế, Ban Tổ chức đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của hơn 20 tổ
chức, DN Nhật Bản và khách tham quan Nhật Bản tham dự triển lãm. Họ đến triển lãm
với thái độ nghiêm túc, trình bày khá chi tiết, đầy đủ. Ban Tổ chức cũng dành
riêng một cuộc hội thảo cho hơn 250 người với chủ đề “Kinh nghiệm và những thành
tựu về công nghệ xây dựng Nhật Bản”. Tham dự hội thảo còn có Thứ trưởng Bộ Xây
dựng Nguyễn Thanh Nghị cùng lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở phát huy thành công của năm đầu,
liệu rằng triển lãm Vietconstech sẽ được duy trì tổ chức hàng năm để phát triển
thương hiệu hay không, thưa ông?

– Qua không khí của triển lãm và nhận xét của
dư luận nói chung, chúng tôi sẽ chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức triển lãm và
hy vọng sẽ tổ chức đều đặn cho những năm tiếp theo.

Xin cảm ơn ông!

Free Porn