Tái cơ cấu để nâng cao năng lực cạnh tranh

Với tryền thống 56 năm xây dựng và phát triển,cùng với những thành tựu được khẳng định qua chất lượng của hàng nghìn công trình trên khắp mọi miền đất nước, trong đó có nhiều công trình trọng điểm quốc gia, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng thực sự đã khẳng định được uy tín, vị thế cũng như thương hiệu của mình trong ngành xây dựng quốc gia và khu vực. Nhưng để DN trụ vững và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và hội nhập được với kinh tế quôc tế, DN này còn rất nhiều việc phải làm, trong đó việc triển khai tái cơ cấu DN là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa lên hàng đầu.
Trước thềm Đại hội cổ đông lần thứ I của TCT(ngày 05/7/2014), Ông Lê
Trung Kiên – Tổng giám đốc TCT xây dựng Bạch Đằng chia sẻ với Thời Báo
Kinh Tế Việt Nam về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện
tái cơ cấu cũng như định hướng và giải pháp hành động của DN trong thời
gian tới.


ông Lê Trung Kiên – Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng

Tái
cơ cấu, CP hóa DNNN là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình tái cấu trúc
nền kinh tế đất nước. Xin Ông cho biết sự cần thiết và tầm quan trọng
của nhiệm vụ này trong chiến lược phát triển DN của mình gắn với phát
triển kinh tế -xã hội?

 
Trong điều kiện phát triển và hội
nhập kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức
mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt là nhóm DNNN. Cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, các DNNN đã
bộc lộ nhiều điểm bất cập, khó có thể theo kịp được diễn biến của nền
kinh tế thị trường. Là 1DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư
kinh doanh bất động sản, TCT xây dựng Bạch Đằng cũng đang phải chịu sức
ép rất lớn trước những khó khăn của thị trường, đặc biệt sự cạnh tranh
gay gắt trong công tác tìm kiếm việc làm. Mặc dù mức tăng trưởng bình
quân của Bạch Đằng đạt từ 6%-10% trong những năm vừa qua, nhưng sự phát
triển này vẫn chưa tương xứng với truyền thống, tiềm năng và vẫn chưa
theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các DN trong
ngành.
Do vậy, thực hiện chủ trương tái cơ cấu DN nhằm cần nâng cao
hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất, đổi mới năng lực quản trị, nâng
cao hiệu quả tỷ suất đồng vốn, bắt kịp với xu thế phát triển hiện đại là
một đòi hỏi tất yếu, khách quan để DN phát triển một cách bền vững.

Những
thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện tiến trình tái cơ
cấu của Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng là gì, thưa Ông?


1 DN có truyền thống 56 năm xây dựng và phát triển, đã có uy tín và
thương hiệu trong ngành xây dựng được thể hiện bằng chất lượng và qui mô
các công trình trọng điểm mà TCT đã và đang thi công, như: Nhà máy
nhiệt điện Mông Dương, Nhiệt điện Vũng Áng, nhà máy lọc dầu Dung Quất,
các dự án cấp, thoát nước tại Hải Phòng, Đà Nẵng hay các công trình giao
thông, dân dụng tại các tỉnh, thành trên toàn quốc…. Hệ thống các công
ty thành viên và công ty liên kết của Tổng công ty đã thu hút được nguồn
vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh việc
chuyên môn hoá cao trong lĩnh vực xây lắp Bạch Đằng còn trú trọng đầu tư
sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh phát triển nhà và đô thị, tư vấn
khảo sát và thí nghiệm…

Về khó khăn: Việc thực hiện thoái vốn ở
một số công ty liên kết sản xuất kinh doanh không hiệu quả gặp khó khăn,
nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi, giá cổ
phần hiện tại thấp hơn thời điểm DN cổ phần nên ảnh hưởng đến việc thoái
vốn. Bên cạnh đó, vướng mắc từ một số quy định pháp luật hiện hành
khiến Tổng công ty cũng chưa thể thoái vốn khỏi những doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh không hiệu quả, hoặc ngành nghề không phù hợp với định
hướng phát triển. Cùng với đó, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn
nhà nước còn bị phân tán, chồng chéo nên trách nhiệm quản lý không rõ
ràng, việc sử dụng vốn không đồng bộ, đã làm giảm đi hiệu quả đầu tư. Kỹ
năng quản trị, quản lý theo mô hình mới còn thiếu kinh nghiệm…

Xin Ông cho biết 1 số điểm chính trong phương án tái cơ cấu của Tổng Công ty xây dựng Bạch Đằng?

Xác
định việc tái cơ cấu là vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt
động của DN, củng cố và nâng cao vai trò chủ sở hữu nhà nước. Tiến trình
tái cơ cấu tại DN chúng tôi sẽ được triển khai từ tổng thể đến chi
tiết, tập trung trên các phương diện chủ yếu như: ngành nghề kinh doanh,
tài chính, quản trị DN, đổi mới mô hình và phương thức tổ chức sản
xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, trú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng cao…

Tổ chức bộ máy từ Công ty mẹ đến các công ty
con, công ty liên kết được cơ cấu theo hướng tinh gọn, chuyên sâu, xây
dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, các qui chế quản lý
được đưa ra và thực hiện theo các thông lệ quốc tế. Thực hiện tái cơ cấu
tài chính các đơn vị thành viên đúng theo lộ trình. Tập trung mọi nguồn
lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

Để nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát huy tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu của mình, TCT xây dựng Bạch Đằng sẽ có những giải pháp nào nhằm
phát triển DN bền vững và đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các DN khác?

Một
DN muốn tạo dựng được vị trí vững chắc nhất trên thương trường thì niềm
tin của đối tác, khách hàng, người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự
sống còn của DN, muốn vậy, thì chữ “tín” trong mọi hoạt động của TCT xây
dựng Bạch Đằng sẽ được đưa lên hàng đầu, mặt khác, phải có sự đầu tư,
nghiên cứu, có chiến lược phân vùng kinh doanh cho từng phân khúc của
thị trường và có 1 tầm nhìn dài hạn.

Trước sự cạnh tranh vô cùng
khốc liệt của nền kinh tế thị trường, tập thể lãnh đạo TCT đã đề ra 6
nhóm giải pháp mang tính đột phá, đó là: Tập trung triển khai thực hiện
đúng lộ trình đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2013-2015; Phát
huy thế mạnh của DN trong thi công các công trình công nghiệp, hạ tầng
đô thị, hạ tầng kỹ thuật và các công trình giao thông; lấy mục tiêu đảm
bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình và thực hiện đúng
các cam kết với chủ đầu tư để giữ vững và phát triển thương hiệu trên
thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động trên khắp cả nước, tập trung mạnh
cho hoạt động xuất khẩu lao động; Ưu tiên đầu tư, huy động nguồn lực đẩy
nhanh tiến độ đầu tư các dự án khu dân cư, khu nhà ở đang thực hiện để
cung cấp sản phẩm ra thị trường; nghiên cứu đầu tư sản xuất các loại
VLXD với công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất sản phẩm chất lượng
cao, ít tiêu tốn nguyên nhiên liệu, thân thiện với môi trường.Tăng cường
đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thi công mới, nâng cấp, bổ
sung, đầu tư các thiết bị thi công hiện đại nhằm tăng năng suất lao
động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Chủ động tài
chính, cơ cấu và cân đối nguồn vốn đủ cho SXKD và đầu tư; sử dụng vốn
đúng mục đích, quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư tiền vốn, thực hiện tiết
giảm chi phí, bảo toàn và phát triển vốn; Đối mới và mở rộng các hình
thức đào tạo, đảm bảo đủ nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, cải
tiến chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với người lao
động…;Tập trung nâng cao hiệu quả quản trị DN, lập hệ thống giám sát đủ
mạnh để minh bạch hóa hoạt động của Tổng công ty; nghiên cứu xây dựng
một cơ cấu quản trị phù hợp, chuyên nghiệp để đảm bảo công tác quản lý,
điều hành được triển khai chính xác, kịp thời và hiệu quả.


Trần Kỳ
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Free Porn