Tên tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, kết cấu thép công trình chịu động đất

Số tiêu chuẩn: TCVN 5574: 2012; TCVN 5575: 2012; TCVN 9386-1: 2012; TCVN 9386-2: 2012.

Nhà xuất bản: Lao động. Năm 2013. Số trang: 565.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: TCDM.1882. Thư viện KHCN – Bộ Xây dựng.

Số tiêu chuẩn: TCVN 5574: 2012; TCVN 5575: 2012; TCVN 9386-1: 2012; TCVN 9386-2: 2012.

Nhà xuất bản: Lao động. Năm 2013. Số trang: 565.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: TCDM.1882. Thư viện KHCN – Bộ Xây dựng.

Nội dung tài liệu:

Nội
dung cuốn sách gồm có 4 tiêu chuẩn, do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
theo Quyết định số 3560/2012/QĐ-BKHCN ngày 27/12/2012.

Kết
cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5574: 2012.
(Concrete and reinforced concrete structures – Design standard).

Phạm vi áp dụng:

– Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn TCVN 356: 2005.


Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
của nhà và công trình có công năng khác nhau, làm việc dưới tác động có
hệ thống của nhiệt độ trong phạm vi không cao hơn 500C và không thấp
hơn âm 700C.

– Tiêu chuẩn này quy
định các yêu cầu về thiết kế các kết cấu bê tông và BTCT làm từ bê tông
nặng, bê tông nhẹ, bê tông hạt nhỏ, bê tông tổ ong, bê tông rỗng cũng
như bê tông tự ứng suất.

– Những yêu
cầu quy định trong tiêu chuẩn này không áp dụng cho các kết cấu bê tông
và BTCT các công trình thủy công, cầu, đường hầm giao thông, đường ống
ngầm, mặt đường ô tô và đường sân bay; kết cấu xi măng lưới thép, cũng
như không áp dụng cho các kết cấu làm từ bê tông có khối lượng thể tích
trung bình nhỏ hơn 500 kg/m3 và lớn hơn 2.500 kg/m3, bê tông Polyme, bê
tông có chất kết dính vôi – xỉ và chất kết dính hỗn hợp (ngoại trừ
trường hợp sử dụng các chất kết dính này trong bê tông tổ ong), bê tông
dùng chất kết dính bằng thạch cao và chất kết dính đặc biệt, bê tông
dùng cốt liệu hữu cơ đặc biệt, bê tông có độ rỗng lớn hơn cấu trúc.


Khi thiết kế kết cấu bê tông và BTCT làm việc trong điều kiện đặc biệt
(chịu tác động động đất, trong môi trường xâm thực mạnh, trong điều kiện
độ ẩm cao…) phải tuân theo các yêu cầu bổ sung cho các kết cấu đó của
các tiêu chuẩn tương ứng.

Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5575: 2012. (Steel structures – Design standard).

TCVN 5575: 2012 thay thế TCVN 5575: 1991.

TCVN
5575: 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 338: 2005 thành Tiêu chuẩn quốc
gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
1/8/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN
5575: 2012 do Viện KHCN Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng
đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học
và Công nghệ công bố.

Phạm vi áp dụng:

– Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.


Tiêu chuẩn này không dùng để thiết kế các công trình giao thông, thủy
lợi như các loại cầu, công trình trên đường, cửa đường ống…

Thiết kế công trình chịu động đất. (Design of structures for earthquake resistances).

Phạm vi áp dụng:


Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế nhà và công trình xây dựng trong
vùng có động đất. Mục đích của tiêu chuẩn này là để bảo đảm trong trường
hợp có động đất thì:

Sinh mạng con người được bảo vệ.

Các hư hỏng được hạn chế.

Những công trình quan trọng có chức năng bảo vệ dân sự vẫn có thể duy trì hoạt động.


Những công trình đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân, công trình ngoài
khơi và các đập lớn nằm ngoài phạm vi quy định của tiêu chuẩn này.


Ngoài những điều khoản của các tiêu chuẩn khác có liên quan, tiêu chuẩn
thiết kế này chỉ bao gồm những điều khoản buộc phải tuân theo khi thiết
kế công trình trong vùng động đất. Tiêu chuẩn này bổ sung về khía cạnh
kháng chấn cho các tiêu chuẩn khác.

Phần
1: Quy định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà.
TCVN 9386-1: 2012 (Part 1: General rules, seismic actions and rules for
buildings).

Phạm vi áp dụng:


Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế nhà và công trình xây dựng trong
vùng có động đất. Tiêu chuẩn được chia thành 10 chương, trong đó có một
số chương dành riêng cho thiết kế nhà.


Chương 2: Bao gồm những yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân
theo áp dụng cho nhà và công trình xây dựng trong vùng động đất.

– Chương 3: Bao gồm những quy định biểu diễn tác động động đất và việc tổ hợp chúng với các tác động khác.

– Chương 4: Bao gồm những quy định thiết kế chung, đặc biệt liên quan đến nhà.

– Chương 5: Những quy định cụ thể cho kết cấu bê tông.

– Chương 6: Những quy định cụ thể cho kết cấu thép.

– Chương 7: Những quy định cụ thể cho kết cấu liên hợp thép – bê tông.

– Chương 8: Những quy định cụ thể cho kết cấu gỗ.

– Chương 9: Những quy định cụ thể cho kết cấu xây.


Chương 10: Bao gồm những yêu cầu cơ bản và các khía cạnh cần thiết khác
của việc thiết kế và độ an toàn có liên quan tới cách chấn đáy kết cấu,
đặc biệt là cách chấn đáy nhà.

Phần
2: Nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật. TCVN 9386-2 :2012
(Part 2: Foundations, retaining structures and geotechinical aspects).

Phạm vi áp dụng:


Phần 2 của tiêu chuẩn thiết lập các yêu cầu, tiêu chí và quy định về
việc chọn vị trí xây dựng và nền móng của kết cấu chịu tác động động
đất. Nó bao gồm việc thiết kế các loại móng khác nhau, các loại tường
chắn và sự tương tác giữa kết cấu và đất nền dưới tác động động đất. Vì
vậy, nó bổ sung cho Eurocode 7- Tiêu chuẩn không bao gồm các yêu cầu đặc
biệt cho thiết kế chịu động đất.


Các điều khoản của Phần 2 áp dụng cho công trình dạng nhà – Phần 1 của
tiêu chuẩn, công trình cầu (EN 1998-2), tháp, cột và ống khói (EN
1998-6), silô, bể chứa và đường ống (EN 1998-4).


Các yêu cầu thiết kế đặc biệt cho móng của các loại kết cấu nào đó, khi
cần, có thể tìm trong các phần tương ứng của tiêu chuẩn này.


Phụ lục B của tiêu chuẩn này đưa ra các biểu đồ thực nghiệm cho việc
đánh giá đơn giản hóa về khả năng hóa lỏng có thể xảy ra. Phụ lục E đưa
ra quy trình đơn giản hóa cho phép phân tích động đất của kết cấu tường
chắn.

Phụ lục tham khảo A cung cấp các thông tin về các hệ số khuyếch đại địa hình.

Phụ lục tham khảo C cung cấp các thông tin về độ cứng tĩnh của cọc.

Phụ lục tham khảo D cung cấp các thông tin về tương tác động lực giữa kết cấu nhà và nền.

Phục lục tham khảo F cung cấp các thông tin về khả năng chịu tác động động đất của móng nông.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Xây dựng