Việt Nam khởi động các dự án Đô thị thông minh

Cùng với đô thị xanh, đô thị thông minh (ĐTTM) đang là một trong những xu thế phát triển của thế giới. Dù khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng nhiều chuyên gia và các nhà quy hoạch đang kỳ vọng về một tương lai phát triển mới cho các đô thị (ĐT) tại Việt Nam, nhất là khi 2 ĐT đầu tiên là Đà Nẵng và Thái Nguyên đã bắt đầu khởi động chương trình này.

Xu thế của ĐT
tương lai

Theo Chiến lược
quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, đến năm 2040, tốc độ đô thị hóa sẽ đạt 50%
và tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 10 lần so với hiện nay với khoảng 20 triệu
người sẽ chuyển đến sống tại các TP. Vì vậy, việc kết nối hạ tầng công nghệ thông
tin với các công trình xây dựng để tạo ra những ĐTTM sẽ là xu hướng của các đô thị
tương lai với mục tiêu mang lại nhiều hơn nữa giá trị và tính bền vững cho người
dân sống tại các TP.

Ông Trần Ngọc Chính-
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam
nhận định: Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
đang diễn ra với tốc độ cao, chúng ta đang đứng trước một thực tiễn đáng lo ngại
về chất lượng cuộc sống ở các đô thị (ĐT). Sự cạnh tranh ĐT với chất lượng cuộc
sống ngày càng cao đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn ở tầm chiến lược về quá trình
xây dựng quản lý và phát triển ĐT… Và ĐT xanh, ĐTTM là tầm nhìn chiến lược cho
chúng ta trong mục tiêu xây dựng phát triển ĐT. Trên thế giới nhiều quốc gia đều
đang thúc đẩy phát triển ĐTTM.

Còn ông Sa Gong
Ho Sang, Viện Nghiên cứu định cư Hàn Quốc thì cho rằng, ĐTTM không chỉ đưa ra
xu hướng xây dựng cho đô thị mới mà còn là giải pháp để giải quyết những vấn đề
tồn tại của ĐT. Mặt khác chúng ta cũng có thể nhìn ĐTTM như một giải pháp góp
phần chống biến đổi khí hậu và phương sách mới trong phát triển ĐT nhằm tiết kiệm
năng lượng, thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm lượng khí thải. Tuy nhiên, từ một
khái niệm đến đưa nó trở thành thực tiễn và thực hiện là một quá trình mà chúng
ta cần phải thảo luận và nghiên cứu rất nhiều. Như kỹ thuật công nghệ thông tin
có sức ảnh hưởng làm thay đổi cuộc sống của người dân thành thị và cơ cấu ĐT nhưng
để ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực thì chúng ta cần phải mất ít nhất là 20
năm.

Đối với một ĐTTM,
thì nền tảng của nó chính là mạng lưới và những thông tin được mạng truyền tải,
cho phép tất cả các dịch vụ quan trọng, từ giao thông vận tải, an ninh, tới giải
trí, đào tạo, y tế… được kết nối với nhau, trở nên thông minh và thân thiện với
môi trường.Internet sẽ phát triển thành một mạng lưới kết nối mọi thứ, chứ không
còn chỉ bó hẹp ở các máy tính và các thiết bị di động truyền thống nữa. Qua một
hệ thống thông minh, con người và máy móc cũng có thể hiểu nhau hơn. Ở đó, tất
cả mọi người đều được hưởng các trang thiết bị như nhau, để cho con người có điều
kiện phát triển tự nhiên, tốt nhất và bền vững. Đây sẽ là xu hướng của những ĐT
tương lai.

Khởi động các
dự án ĐTTM

Ngay từ năm 2008,
TP Đà Nẵng đã trở thành ĐT đầu tiên hướng tới mô hình ĐTTM và kết nối khi bắt đầu
nghiên cứu và áp dụng theo mô hình phát triển thành phố kinh tế – sinh thái bền
vững (gọi tắt là Eco2Cities), do Ngân hàng Thế giới khởi xướng. Trong đó, có nhiều
giải pháp được cung cấp bởi Cisco với việc lấy công nghệ thông tin và truyền thông
làm giải pháp nền tảng xuyên suốt. TP này đã triển khai xây dựng chính quyền điện
tử để thích ứng với yêu cầu quản lý hiện đại mạng diện rộng (mạng MAN); phủ sóng
wifi cho tất cả không gian công cộng; xây dựng Trung tâm dữ liệu; gia nhập Liên
minh Trung tâm Dữ liệu mở; xây dựng Trung tâm thông tin cộng đồng một kết nối…Từ
hệ thống này, Đà Nẵng sẽ triển khai e-application (ứng dụng điện tử) dành cho
người dân của mình để đăng ký kinh doanh, đăng ký xe máy, hay khám chữa bệnh… qua
mạng. Tuy đây mới chỉ là cấp độ thấp và chưa được coi là một ĐTTM nhưng cũng đã
cung cấp những dịch vụ cơ bản cho người dân.

Với những nỗ lực
này, trong 3 năm liên tiếp Đà Nẵng đã dẫn đầu cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng
và phát triển CNTT-TT. Và mới đây, Đà Nẵng đã trở thành 1 trong 33 thành phố trên
thế giới (và là ĐT đầu tiên của Việt Nam) được nhận tài trợ từ chương trình “TP
thông minh hơn” của IBM- một sáng kiến kéo dài 3 năm với tổng giá trị hỗ trợ hơn
50 triệu USD dành cho 100 TP trên thế giới. Theo đó, Đà Nẵng sẽ được hỗ trợ 400
nghìn USD để phục vụ cho việc khảo sát, phân tích, đánh giá và tư vấn về lộ trình
xây dựng Đà Nẵng thành Thành phố thông minh. Lộ trình này đã được IBM Việt Nam
và TP Đà Nẵng chính thức khởi động vào tháng 5/2012. Theo đó, các chuyên gia
IBM sẽ tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và đưa ra các
khuyến nghị, giải pháp cùng chính quyền TP Đà Nẵng xây dựng một kế hoạch tổng
thể, những dự báo theo nhu cầu phát triển trong vòng 5-10-15 năm tới. Dự kiến,
các chuyên gia tình nguyện cao cấp của IBM sẽ chính thức đưa ra các đề xuất, kiến
nghị với lãnh đạo TP Đà Nẵng, trong đó tập trung vào các vấn đề liên quan đến
giao thông, giám sát chất lượng nước, và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cùng với Đà Nẵng,
Thái Nguyên là TP thứ 2 tại Việt Nam
đang hướng tới xây dựng ĐTTM. Cuối tháng 3 vừa qua, TP này đã cùng với Hội Quy
hoạch phát triển ĐT Việt Nam và Cty CP JUNGDO UIT (Hàn Quốc) ký thỏa thuận hợp
tác xây dựng Đề án TP thông minh tại Việt Nam và ứng dụng thí điểm tại Dự án ĐTTM
Yên Bình với tổng giá trị lên đến 3,5 triệu USD (từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc).
Dự án ĐT này nằm trong tổ hợp Yên Bình thuộc hai huyện Phổ Yên và Phú Bình, với
diện tích thực hiện là 1.035 ha. Dự kiến, tháng 4/2014 các bên sẽ hoàn thành đề
án và dự án này.

Như vậy, đây sẽ là
những ĐTTM đầu tiên tại Việt Nam
để thúc đẩy việc phát triển ĐTTM tại Việt Nam
trong tương lai./.